Đất nước đang gắn liền với công nghiệp hóa hiện đại hóa- một tin mừng đối với nền kinh tế quốc gia, nhưng thật thoảng qua những nét đáng buồn báo động về môi trường tự nhiên tại Việt Nam. Nhìn thấy thực trạng đáng buồn đó, ông Lê Văn Đáo- người Hưng Yên- một nông dân truyền thống bỗng trở thành nhà khoa học có tâm và tầm.
Sau nhiều năm trăn trở về miếng cơm manh áo, việc đồng áng, làm sao để có thể tăng năng suất cây trồng mà vẫn giữ nguyên bầu không khí trong lành vốn có của làng quê, Anh Đáo tình cờ tìm ra cống thức bí truyền cho ra một loại thuốc trừ sâu có thể ngăn được sâu, mối, mọt từ chính loại thảo dược anh cất đã lâu trong nhà không để ý tới. Khi đem ra phân tích ông Đáo nhận xét: trong cùng mọi điều kiện như nhau, một bên thóc để cùng dược thảo thì không bị mối mọt, sâu bọ còn bên còn lại thì đầy sâu, bọ, mot... Ý tưởng luôn đau đáu, tâm niệm bấy lâu được sáng lòa. Ông bắt đầu dầy công nghiên cứu và đầu tư thời gian tìm tòi, cộng thêm chút kiến thức về thuốc Nam của mình để nghiên cứu chế tạo ra một loại thuốc trừ sâu sinh học.
|
bình thuốc trừ sâu dược thảo của ông Đáo |
|
Vừa cần thí điểm, vừa muốn vận động bà con dân làng sử dụng để bảo vệ môi trường. Ông Lê Văn Đáo phun trực tiếp lên ruộng nhà mình. Ngày đầu, nhà khoa học nghiệp dư chưa có thể giải thích những phản ứng của nó. Thấy sự biến đổi lạ của lúa cũng lo lắng, vợ con đứng ngồi không yên, cả nhà cửa trông mong vào mấy sào ruộng mà giờ ra cơ sự này. Nhưng đó có thể là do phản ứng chậm của thuốc trừ sâu bằng dược thảo mà ban ngày phun lá sun và nhăn hết lại. Đến ban đêm lá mới mở ra và sâu mới lăn ra chết. Thành tựu cùng công sức đầu tiên bị một phen như vậy cũng hoảng hồn vía. Để minh chứng cho loại thuốc trừ sâu sinh học an toàn và hiệu quả này, ông Đáng còn dùng hình thức "Marketing" mút trực tiếp thuốc trừ sâu trên đầu ngón tay mình minh chứng sự an toàn của nó. Vừa phun thuốc xong ông nhổ rau về ăn ngay.
|
Tự mút thuốc sâu để vận động dân làng |
Việc chế thuốc trừ sâu sinh học của nông dân Lê Văn Đáo là một việc làm đáng được trân trọng và ca ngợi. Một người nông dân ham học hỏi, thích mày mò sáng tạo, nghiên cứu sáng chế, phát minh ra những công trình khoa học thân thiện với môi trường. Hành động này tuy còn nhỏ lẻ tuy nhiên được xem như đang có sự tiến triển với tần số dày hơn tại các vùng quê của chính người nông dân chân chất.
Đăng nhận xét