Quán ăn của người nông dân mắc bệnh máu trắng
Anh Đặng Văn Tư (34 tuổi, quê Hạ Hòa, Phú Thọ) phát hiện mắc bệnh ung thư máu 8 năm trước. Anh không ngồi chờ chết mà chăm chỉ lao động, lấy tiền chữa trị, nuôi vợ, nuôi con.Hơn 4h sáng, quán phở đối diện Viện Huyết học và Truyền máu trung ương Hà Nội đã sáng đèn. Anh Tư thức dậy, dắt chiếc xe máy cọc cạch ra khỏi nhà, đi thẳng đến chợ đầu mối Mai Dịch. Anh lựa những miếng thịt tươi ngon, mua thêm các loại rau sống, gia vị cho một ngày bán hàng mới.
Về đến quán lúc 5h30, chị Thơm, vợ anh, cũng dậy từ lúc nào. Trên bếp nồi nước xương đã sủi, thau bột pha làm bánh cuốn vừa độ. Hai vợ chồng, người thái thịt, nhặt rau, người bắc bếp chuẩn bị tráng bánh cuốn. Đôi tay anh Tư rắn chắc, thoăn thoắt băm thịt, quạt than, dọn bàn ăn đón khách. Tay làm, miệng anh kể: "Khi nãy có người hỏi anh làm thợ rèn hay sao mà đen thế. Anh bảo tại đi nắng nhiều quá". Chị Thơm cười, tếu chồng: "Tại anh làm thợ rèn chăm quá"...
Chứng kiến cảnh này không ai nghĩ anh Tư mang trong mình căn bệnh ung thư máu đã 8 năm. Nước da anh đen sạm do tác dụng phụ của thuốc.
Là người bệnh nên anh Tư biết chỉ có món phở dễ ăn, rẻ tiền, nên đã mở quán phục vụ những người bệnh như mình được 6 năm nay. Ngoài phở, quán còn có thêm các món bún chả, bánh cuốn...
Cuối năm 2005, anh Đặng Văn Tư thấy trong người mệt mỏi, thường đau đầu, bụng phình to. Sắp đến Tết, lại chuẩn bị đám cưới em gái nên anh quyết chu toàn mọi việc trước. Đầu tháng 2/2006, anh được người nhà đưa đi khám ở khoa Huyết học, Bệnh viện Bạch Mai. Anh Tư nhận được kết quả mắc bệnh ung thư máu mạn tính. Thời đó, những người dân quê như anh chỉ biết bệnh này trong phim ảnh với nỗi lo án tử gần kề.
Cả vùng quê nghèo xáo động bởi người đàn ông trẻ tuổi, vợ dại con thơ bị mắc căn bệnh oan nghiệt đó.
"Gia đình suy sụp, nghĩ tôi chỉ sống được nay mai. Chính tôi cũng mất niềm tin, sợ một sáng mai không tỉnh dậy nữa. Lúc đó, con trai đầu mới 2 tuổi, con thứ 2 mới 6 tháng, tôi đang sống cùng bố mẹ, chưa có gì để lại cho vợ con", anh tâm sự.
Thời gian đầu phải điều trị nội trú, anh Tư được họ hàng nội ngoại thay phiên nhau đi theo chăm nom. Thỉnh thoảng, chị Thơm phải bỏ con khát sữa để xuống Hà Nội thăm chồng. Chị còn nhớ thời điểm chồng biết bệnh, lúc xuống thăm, hai vợ chồng nhìn nhau, nhiều lời muốn nói nhưng rồi cả hai đều lặng thinh, chị đặt tay mình lên tay anh, vợ chồng dắt nhau ra cầu thang khóc.
"Để tiết kiệm chi phí, mỗi lần đi thăm chồng, tôi đều nắm cơm, mang theo muối lạc. Trước lúc đi, cứ ngỡ ăn được nhưng xuống viện bức bối chẳng thể nuốt nổi. Về sau tôi không mang đồ ăn nữa, cứ mua một xuất cơm cho chồng, anh ăn bao nhiêu còn lại mình ăn", chị Thơm chia sẻ.
Những lúc chồng đi chữa bệnh, chị Thơm vừa nấu nướng, vừa phục vụ khách. Lúc đó, một mình chị làm không xuể nhưng anh chị không thuê thêm người, cố làm lấy chút lãi nuôi con. Ảnh: Phan Dương.
Hết thời gian nội trú, anh Tư được điều trị ngoại trú, một tháng từ 2 tới 4 lần xuống viện. Nhiều lần khám xong không còn xe về quê, hai vợ chồng phải đắp nylon ngủ ngoài bến xe, đợi chuyến sớm hôm sau. Thấy chuyện đi ôtô phụ thuộc, anh chị chuyển sang đi xe máy. Những lần đầu, đôi vợ chồng quê phải hỏi đường cả ngày mới xuống đến Hà Nội. Sau đó quen đường, anh chị thường đi về trong ngày.
Những ngày mẹ vắng nhà, đứa con thứ hai của anh chị quấy khóc, không chịu bú sữa đi xin hay ăn bột. Con trai lớn cũng thiệt thòi đến mức không có quả trứng để ăn. Mẹ đẻ anh Tư thì suốt ngày đòi chết nếu anh ra đi... Anh Tư đã xốc lại tinh thần, sống lạc quan, và làm lụng như người bình thường. May sao anh đáp ứng thuốc tốt nên sức khỏe khá hơn.
Hai năm chữa bệnh, kinh tế trong nhà khánh kiệt. Nhận thấy không thể đi về mãi, anh quyết định mở quán ăn dưới Hà Nội để tiện chữa bệnh, và có thêm thu nhập. Anh từng thuê địa điểm bán hàng ở các phố Mai Dịch, Nguyễn Chí Thanh. Sau đó, anh chuyển về gần Viện Huyết học và Truyền máu trung ương. Mấy năm đầu anh thuê người cùng làm, đến năm 2011, cu bé vào lớp 1 thì chị Thơm mới xuống Hà Nội giúp chồng bán quán. Từ đó, hai vợ chồng ở hẳn dưới thủ đô, một năm chỉ về thăm con vài lần.
Anh cho biết: "Ba cái Tết rồi, vợ chồng tôi không về sum họp, phần vì muốn kiếm thêm ít tiền, phần vì sợ mất đồ. Đợt này vợ chồng cho thuê quán 3 tháng, về thăm bạn bè, anh em. Đúng dịp các con nghỉ hè nên cho hai đứa xuống đây chơi luôn".
Thiếu sự chăm sóc của bố mẹ nhưng hai bé Hiếu (phải) và Chiến (trái) rất ngoan, học giỏi. Em Hiếu (11 tuổi) mong muốn sau này kiếm được nhiều tiền cho bố, còn em Chiến (9 tuổi) ước mơ thành bác sĩ để chữa bệnh cho bố. Ảnh: Phan Dương.
Mấy năm nay, quán ăn này là địa chỉ thân quen với những người bệnh ở Viện Huyết học. Nhiều người gọi đây là quán phở đồng cảm, vì ông bà chủ sẵn sàng phục vụ các xuất bún, phở chỉ từ 10.000, 15.000 đồng trở lên.Tầm trưa, quán bắt đầu đông khách. Trong số đó, có hai cô gái, tay vẫn còn đeo ống lấy ven bước vào quán gọi xuất bún chả 15.000 đồng. Anh Tư nhanh chóng bê ra hai đĩa bún chả đầy ắp mời người cùng cảnh ngộ...
Mỗi tháng, chi phí cho thuê địa điểm, tiền điện nước mất 9 triệu đồng. Số lãi còn lại phải dành cho thuốc thang mất 3-4 triệu. Anh Tư cố gắng tích góp được một khoản thực hiện ước mơ lớn nhất trong đời. "Tôi ước trước khi chết có thể xây một căn nhà cho vợ con tránh mưa nắng. Giờ thì tôi đã làm được việc đó, xây một căn nhà cấp 4 nhỏ, dù bên trong chưa có vật dụng gì đáng giá, nhưng cũng tạm mãn nguyện rồi", anh cười, trên khuôn mặt sạm đen là đôi mắt sáng.
Theo bác sĩ Vũ Quang Hưng, Phó trưởng khoa Điều trị hóa chất, Viện Huyết học và Truyền máu trung ương, anh Đặng Văn Tư là bệnh nhân điều trị lâu dài tại khoa Điều trị hóa chất. Các y bác sĩ và bệnh nhân trong khoa đều biết hoàn cảnh khó khăn và nghị lực vươn lên của anh. Dù bị bệnh hiểm nghèo, Tư vẫn lạc quan lao động, lấy tiền đó chữa trị.
"Bệnh nhân Đặng Văn Tư mắc bệnh Lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt, hay còn gọi là ung thư máu mạn tính. Thường bệnh nhân khi mắc bệnh này trung bình sống được 2-3 năm, có trường hợp được 3-4 năm. Anh Tư là một trong số rất ít các bệnh nhân may mắn đáp ứng thuốc, sống được lâu hơn", bác sĩ Hưng cho biết.
"Gia đình suy sụp, nghĩ tôi chỉ sống được nay mai. Chính tôi cũng mất niềm tin, sợ một sáng mai không tỉnh dậy nữa. Lúc đó, con trai đầu mới 2 tuổi, con thứ 2 mới 6 tháng, tôi đang sống cùng bố mẹ, chưa có gì để lại cho vợ con", anh tâm sự.
Thời gian đầu phải điều trị nội trú, anh Tư được họ hàng nội ngoại thay phiên nhau đi theo chăm nom. Thỉnh thoảng, chị Thơm phải bỏ con khát sữa để xuống Hà Nội thăm chồng. Chị còn nhớ thời điểm chồng biết bệnh, lúc xuống thăm, hai vợ chồng nhìn nhau, nhiều lời muốn nói nhưng rồi cả hai đều lặng thinh, chị đặt tay mình lên tay anh, vợ chồng dắt nhau ra cầu thang khóc.
"Để tiết kiệm chi phí, mỗi lần đi thăm chồng, tôi đều nắm cơm, mang theo muối lạc. Trước lúc đi, cứ ngỡ ăn được nhưng xuống viện bức bối chẳng thể nuốt nổi. Về sau tôi không mang đồ ăn nữa, cứ mua một xuất cơm cho chồng, anh ăn bao nhiêu còn lại mình ăn", chị Thơm chia sẻ.
Những lúc chồng đi chữa bệnh, chị Thơm vừa nấu nướng, vừa phục vụ khách. Lúc đó, một mình chị làm không xuể nhưng anh chị không thuê thêm người, cố làm lấy chút lãi nuôi con. Ảnh: Phan Dương.
Hết thời gian nội trú, anh Tư được điều trị ngoại trú, một tháng từ 2 tới 4 lần xuống viện. Nhiều lần khám xong không còn xe về quê, hai vợ chồng phải đắp nylon ngủ ngoài bến xe, đợi chuyến sớm hôm sau. Thấy chuyện đi ôtô phụ thuộc, anh chị chuyển sang đi xe máy. Những lần đầu, đôi vợ chồng quê phải hỏi đường cả ngày mới xuống đến Hà Nội. Sau đó quen đường, anh chị thường đi về trong ngày.
Những ngày mẹ vắng nhà, đứa con thứ hai của anh chị quấy khóc, không chịu bú sữa đi xin hay ăn bột. Con trai lớn cũng thiệt thòi đến mức không có quả trứng để ăn. Mẹ đẻ anh Tư thì suốt ngày đòi chết nếu anh ra đi... Anh Tư đã xốc lại tinh thần, sống lạc quan, và làm lụng như người bình thường. May sao anh đáp ứng thuốc tốt nên sức khỏe khá hơn.
Hai năm chữa bệnh, kinh tế trong nhà khánh kiệt. Nhận thấy không thể đi về mãi, anh quyết định mở quán ăn dưới Hà Nội để tiện chữa bệnh, và có thêm thu nhập. Anh từng thuê địa điểm bán hàng ở các phố Mai Dịch, Nguyễn Chí Thanh. Sau đó, anh chuyển về gần Viện Huyết học và Truyền máu trung ương. Mấy năm đầu anh thuê người cùng làm, đến năm 2011, cu bé vào lớp 1 thì chị Thơm mới xuống Hà Nội giúp chồng bán quán. Từ đó, hai vợ chồng ở hẳn dưới thủ đô, một năm chỉ về thăm con vài lần.
Anh cho biết: "Ba cái Tết rồi, vợ chồng tôi không về sum họp, phần vì muốn kiếm thêm ít tiền, phần vì sợ mất đồ. Đợt này vợ chồng cho thuê quán 3 tháng, về thăm bạn bè, anh em. Đúng dịp các con nghỉ hè nên cho hai đứa xuống đây chơi luôn".
Thiếu sự chăm sóc của bố mẹ nhưng hai bé Hiếu (phải) và Chiến (trái) rất ngoan, học giỏi. Em Hiếu (11 tuổi) mong muốn sau này kiếm được nhiều tiền cho bố, còn em Chiến (9 tuổi) ước mơ thành bác sĩ để chữa bệnh cho bố. Ảnh: Phan Dương.
Mấy năm nay, quán ăn này là địa chỉ thân quen với những người bệnh ở Viện Huyết học. Nhiều người gọi đây là quán phở đồng cảm, vì ông bà chủ sẵn sàng phục vụ các xuất bún, phở chỉ từ 10.000, 15.000 đồng trở lên.Tầm trưa, quán bắt đầu đông khách. Trong số đó, có hai cô gái, tay vẫn còn đeo ống lấy ven bước vào quán gọi xuất bún chả 15.000 đồng. Anh Tư nhanh chóng bê ra hai đĩa bún chả đầy ắp mời người cùng cảnh ngộ...
Mỗi tháng, chi phí cho thuê địa điểm, tiền điện nước mất 9 triệu đồng. Số lãi còn lại phải dành cho thuốc thang mất 3-4 triệu. Anh Tư cố gắng tích góp được một khoản thực hiện ước mơ lớn nhất trong đời. "Tôi ước trước khi chết có thể xây một căn nhà cho vợ con tránh mưa nắng. Giờ thì tôi đã làm được việc đó, xây một căn nhà cấp 4 nhỏ, dù bên trong chưa có vật dụng gì đáng giá, nhưng cũng tạm mãn nguyện rồi", anh cười, trên khuôn mặt sạm đen là đôi mắt sáng.
Theo bác sĩ Vũ Quang Hưng, Phó trưởng khoa Điều trị hóa chất, Viện Huyết học và Truyền máu trung ương, anh Đặng Văn Tư là bệnh nhân điều trị lâu dài tại khoa Điều trị hóa chất. Các y bác sĩ và bệnh nhân trong khoa đều biết hoàn cảnh khó khăn và nghị lực vươn lên của anh. Dù bị bệnh hiểm nghèo, Tư vẫn lạc quan lao động, lấy tiền đó chữa trị.
"Bệnh nhân Đặng Văn Tư mắc bệnh Lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt, hay còn gọi là ung thư máu mạn tính. Thường bệnh nhân khi mắc bệnh này trung bình sống được 2-3 năm, có trường hợp được 3-4 năm. Anh Tư là một trong số rất ít các bệnh nhân may mắn đáp ứng thuốc, sống được lâu hơn", bác sĩ Hưng cho biết.
Đăng nhận xét